CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)

Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Địa lí nhân văn tổ chức Hội thảo “Nguy cơ tác động của các hoạt động phát triển đến thiên nhiên và môi trường Việt Nam”

13:18 17-11-21

Trong khuôn khổ nhiệm vụ về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về bảo vệ môi trường, chiều ngày 16/11/2021, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) phối hợp với Viện Địa lí Nhân văn tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nguy cơ tác động của các hoạt động phát triển đến thiên nhiên và môi trường Việt Nam”.

PGS.TS. Phạm Minh Phúc, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm và TS. Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Viện Địa lí nhân văn chủ trì Hội thảo

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, các chuyên gia; các đồng chí lãnh đạo đại diện một số đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm; các đồng chí trong BCH Công đoàn Viện Hàn lâm và BCH Đoàn Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm; cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Địa lí Nhân văn và phóng viên một số cơ quan báo chí …

Chúng ta biết rằng, hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, cung cấp cho con người những lợi ích vô giá như ổn định khí hậu, lọc không khí, cung cấp oxy, cung cấp nguồn nước, thức ăn, thuốc men… Ngoài ra, các hệ sinh thái còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Tuy nhiên, các hệ sinh thái hiện đang có tốc độ suy thoái nhanh nhất trong lịch sử loài người vì đang phải đối mặt với các mối đe dọa vô cùng to lớn như nạn chặt phá rừng; ô nhiễm nước hồ, sông suối; các vùng đất ngập nước trở nên khô hạn; vùng biển và ven biển bị suy giảm chất lượng và bị khai thác quá mức.

Theo nghiên cứu của Diễn đàn chính sách- khoa học liên Chính phủ về Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (2020), 75% diện tích mặt đất đã bị biến đổi đáng kể, 66% diện tích đại dương đang chịu tác động tích lũy ngày càng tăng và hơn 85% diện tích đất ngập nước đã bị mất đi.

Phục hồi hệ sinh thái là tiến trình ngăn chặn và đảo ngược suy thoái môi trường, khiến không khí và nước sạch hơn, giảm khắc nghiệt thời tiết, nâng cao sức khỏe con người và phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ trái đất.

Để ứng phó với thực trạng này, ngày 01/3/2021, Đại hội đồng LHQ đã ra tuyên bố giai đoạn 2021 - 2030 là “Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái” nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học.

Hội thảo nhận được nhiều báo cáo tham luận của các nhà khoa học, trong đó có 04 tham luận được trình bày về các chủ đề: (1) Giải pháp phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học ở Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), của GSTSKH. Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; (2) Suy thoái môi trường, hệ sinh thái toàn cầu và thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc, của TS. Nguyễn Đình Đáp, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; (3) Phát triển thủy điện và những vấn đề môi trường: Nhìn từ các dự án thủy điện ở miền Trung thời gian qua, của TS. Trần Thị Tuyết, Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; (4) Giải pháp phục hội hệ sinh thái và Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam, của TS. Trần Ngọc Cường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái và Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam; trong đó nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi hệ sinh thái thì việc huy động mạnh tổng hợp của nhân dân trong việc tổ chức bảo vệ cây xanh cổ thụ trên mọi vùng, miền của đất nước cũng có vai trò chức năng quan trọng đối với môi trường, sức khỏe của cộng đồng, đối với việc chống đỡ giảm thiểu các tác hại do biến đổi khí hậu kể cả ngăn ngừa dịch bệnh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu nhận diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về những vấn đề môi trường toàn cầu như suy giảm hệ sinh thái, đa dạng sinh học; nhận diện những tác động của các dự án phát triển KTXH đối với thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Đây chính là một trong những hoạt động thiết thực, cụ thể, phù hợp với chuyên môn, khả năng nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng thời gợi mở, đề xuất những ý tưởng, giải pháp góp phần xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

            VPCĐ

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”