CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)

Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2021

08:31 14-01-22

Sáng ngày 31/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2021. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng; Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy Bộ và Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Đến dự Hội nghị, về phía đại biểu khách mời có đồng chí Phan Phương Hạnh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam; đồng chí Đặng Hữu Ngọ, Vụ trưởng Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước, Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Thủy, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Bộ Nội vụ; đồng chí Thượng tá Nguyễn Hiếu, Trưởng phòng A03, Bộ Công an.

Về phía Bộ Tư pháp, còn có Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh; Thứ trưởng Mai Lương Khôi và các Thủ trưởng, Chủ tịch/Tổ trưởng Công đoàn các đơn vị thuộc Bộ, cùng 20% đại biểu đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ tại 12 điểm cầu.

Vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại

Báo cáo tóm tắt về kết quả công tác năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2022 của Bộ Tư pháp và kết quả thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2020, Chánh Văn phòng Bộ Nguyễn Quốc Hoàn điểm lại những thành tích đạt được trong các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

Theo đó, năm 2021, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung tham mưu triển khai, thể chế hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng chính sách, nhiệm vụ trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tham gia tích cực, hiệu quả vào việc xây dựng Định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 luật, 05 nghị quyết và cho ý kiến đối với 05 dự án luật khác; đang gấp rút chuẩn bị 04 nội dung trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp bất thường, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến quốc kế dân sinh, phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phục hồi và phát triển KTXH...
Công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục được chú trọng nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ. Bộ Tư pháp đã thẩm định 43 đề nghị xây dựng, 232 dự thảo, nổi bật là "chùm" hơn 30 nghị định về xử lý vi phạm hành chính và "chùm" 30 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành; đặc biệt, có một số văn bản thẩm định phải tập trung khẩn trương hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ để kịp thời ban hành các quy định ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Trong công tác PBGDPL, Bộ Tư pháp đã kịp thời phổ biến các văn bản, quy định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KTXH của đất nước, phù hợp với tình hình thực tế tại bộ, ngành, địa phương. Điểm nhấn là đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật về bầu cử, góp phần vào thành công của bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức đa dạng, linh hoạt, nhất là tổ chức thành công Chương trình “Gương sáng Pháp luật” để biểu dương, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Đại biểu tham dự tại các điểm cầu

Về công tác THADS, năm 2021, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu, trình Ban Bí Thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế để triển khai trong toàn hệ thống chính trị.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây trở ngại trên nhiều mặt cho việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án của người dân, doanh nghiệp và tác nghiệp tại cơ sở của Chấp hành viên, nhưng các cơ quan THADS đã nỗ lực thi hành xong 493.971 việc với trên 45.705 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.000 tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi. Việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và án tín dụng, ngân hàng tiếp tục được Lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Các mặt công tác khác như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật… đều đạt kết quả đáng ghi nhận…

Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được Lãnh đạo Bộ, các đơn vị quan tâm triển khai. Qua tổng kết thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2021 cho thấy, hầu hết các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành đã được điều chỉnh bằng các quy chế, quy định; quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bảo đảm; cán bộ, công chức, viên chức được tham gia, được biết, được giám sát hoạt động của Bộ, ngành trong những vấn đề có liên quan và theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, phong cách công tác, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Bộ, các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục được đổi mới. Tính chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại được thể hiện trong mọi mặt, mọi lĩnh vực, mọi hoạt động công tác của Bộ, ngành. Chất lượng, hiệu quả công tác ngày càng được nâng cao. Công tác chảm lo đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm, mặc dù trong bối cảnh dịch bện nhưng Thủ trưởng các đơn vị đã phối hợp với công đoàn tìm các biện pháp để duy trì thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, người lao động do đó mức thu nhập tăng thêm tuy có giảm nhưng không nhiều.

Bên cạnh các kết quả đạt được, Hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại như: Một số đơn vị còn chưa thực hiện tốt, bảo đảm tiến độ, chất lượng tại Chương trình, Kế hoạch đã đề ra; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Ban Thanh tra nhân dân ở một số đơn vị đối với việc phát huy chế dân chủ chưa cao, đôi khi còn hình thức; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số đơn vị đôi lúc còn chưa đảm bảo; việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại một số đơn vị còn chưa thường xuyên, rõ nét...

Tiếp đó, Hội nghị đã nghe và thảo luận các Báo cáo: công khai tài chính của Bộ năm 2021; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức, viên chức các đơn vị tại Bộ Tư pháp năm 2021; kết quả công tác cán bộ của Bộ Tư pháp năm 2021; kết quả và giải pháp nâng cao đời sống công chức, viên chức, người lao động của Công đoàn Bộ Tư pháp năm 2021; kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2020-2021 và đề xuất hoạt động thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2022-2023…

Tạo môi trường làm việc thuận lợi, dân chủ, công bằng


Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc điểm lại những kết quả công tác đã đạt được trong năm 2021 của Bộ Tư pháp về công tác chuyên môn, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại cơ quan, công tác tổ chức cán bộ…

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng phát biểu tại hội nghị

Thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc biểu dương và đánh giá cao kết quả công tác năm 2021, đồng thời cảm ơn Công đoàn Bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp đã nỗ lực, cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại và có những đóng góp quan trọng cho thành công chung của Bộ, ngành.
Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và ghi nhận kiến nghị của các đại biểu, Thứ trưởng lưu ý năm 2022 đại dịch Covid – 19 có thể được kiểm soát tốt hơn nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bùng phát, Thứ trưởng cho rằng việc tạo bầu không khí làm việc thuận lợi, dân chủ, công bằng, minh bạch để khích lệ cán bộ, công chức, viên chức hăng say làm việc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Bộ, ngành. Cùng với đó, Thứ trưởng đề nghị, trong năm 2022 cần quan tâm hơn đến vấn đề thúc đẩy công nghệ thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm tốt, cách làm hay trong công tác năm 2021...


“Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ thấu hiểu những khó khăn, thách thức, sức ép công việc trong bối cảnh nguồn lực về con người và tài chính còn hạn chế, điều kiện làm việc còn thiếu thốn, vì vậy việc lãnh đạo, chỉ đạo công việc Bộ, của từng đơn vị cần đổi mới, cùng với sự tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ đặc biệt là dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch hoạt động của Bộ là động lực để cán bộ, công chức, viên chức cùng tham gia hiệu quả, đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Với truyền thống vượt khó, trách nhiệm trong công việc, Thứ trưởng tin rằng năm 2022 và các năm tiếp theo, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục gặp hái được nhiều thành công.

Nhân dịp này, Hội nghị cũng đã công bố Quyết định khen thưởng "Huân chương Lao động" hạng Nhì cho 2 tập thể và "Huân chương Lao động" hạng Ba cho 5 tập thể và 2 cá nhân, 1 Nhà giáo ưu tú; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 3 tập thể, 15 cá nhân; "Cờ thi đua của Chính phủ" cho 3 tập thể. Đồng thời, công bố Quyết định tặng "Cờ Thi đua ngành Tư pháp" cho 5 tập thể; danh hiệu "Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp" đối với 10 cá nhân; danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cho 79 tập thể và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 45 tập thể và 308 cá nhân.
Đối với các danh hiệu khen thưởng của công đoàn các cấp, Hội nghị đã công bố Quyết định khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” đối với 4 cá nhân thuộc Công đoàn Bộ Tư pháp, "Cờ thi đua của Công đoàn Viên chức Việt Nam" cho 1 tập thể, Bằng khen Tổng Liên đoàn cho 01 cá nhân.

                                                                                           CÔNG ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”