CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 4: Cụ thể hóa các nội dung quan trọng trong Nghị quyết Đại hội Đảng và Đại hội Công đoàn Việt Nam

14:35 26-04-19

Trong 2 ngày 24 và 25/4/2019, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội nghị lần thứ 4 (khóa XII) với nhiều nội dung quan trọng trong việc cụ thể hóa các vấn đề của Nghị quyết Đại hội Đảng và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. 

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; tham dự có đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Ủy viên đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Phát biểu định hướng tại Hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cường nêu rõ: “Hội nghị lần này cho ý kiến 13 vấn đề quan trọng đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam. Đây đều là các chương trình mang tính chất đột phá của cả nhiệm kỳ 2018-2023.

Đóng góp ý kiến vào Chương trình đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn, giai đoạn 2019-2023, các đại biểu đều cho rằng, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, có sự cạnh tranh của tổ chức đại diện NLĐ, việc đẩy mạnh truyền thông là rất cần thiết; cần nêu rõ nguồn lực để đẩy mạnh truyền thông tại công đoàn cơ sở có trên 1.000 đoàn viên; bên cạnh đó, cần kết hợp truyền thông bằng kênh truyền thống và mạng xã hội; công tác truyền thông chuyên đề cần phải cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất; cần phải có người phụ trách và chịu trách nhiệm về truyền thông tại công đoàn cơ sở; đồng thời phải xét đến trình độ, khả năng tiếp nhận của người lao động để đảm bảo tốt nhất hiệu quả truyền thông; cần có tài liệu tuyên truyền về CPTPP để đoàn viên, người lao động hiểu rõ; hệ thống thông tin phải tạo sự kết nối giữa cán bộ CĐ và đoàn viên tại cơ sở; cần đầu tư nguồn lực để xây dựng truyền thông công đoàn đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần thành hình thành kênh truyền hình CĐ, …

Các đại biểu còn đóng góp vào các nội dung quan trọng khác: Báo cáo kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019; Hướng dẫn Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định mới của nhà nước; sửa đổi Quy chế luân chuyển cán bộ lãnh đạo trong cơ quan công đoàn các cấp…

Một vấn đề quan trọng nữa được thảo luận tại Hội nghị là việc góp ý vào Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần thứ 2. Về nội dung này, các đại biểu của các đơn vị có đông đoàn viên, người lao động đã chia sẻ liên quan đến: giờ làm thêm chỉ mong muốn từ 20-300 giờ/năm do mức thu nhập không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu nên sức giảm sút, nhiều doanh nghiệp sa thải người lao động trên 35 tuổi, nên họ không muốn bị “vắt sức” khi còn trẻ, họ muốn có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sứclao động; giữ nguyên tuổi nghỉ hưu (nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi), những trường hợp đặc biệt thì Chính phủ có quy định riêng; quy định của pháp luật về tổ chức đại diện cho người lao động (không phải tổ chức công đoàn) tại doanh nghiệp,… Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: một số người lao động tại các khu công nghiệp là người xa quê, rất lâu mới có điều kiện về nên họ có nhu cầu làm thêm để có thêm thu nhập, do đó có thể tăng giờ làm thêm cao hơn quy định hiện nay nhưng phải đảm bảo sức khoẻ, quyền lợi của người lao động bằng việc xây dựng mức chi trả tiền làm thêm theo phương án luỹ tiến.

Qua 2 ngày làm việc, Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến góp ý vào 13 vấn đề quan trọng đã đề ra, trên cơ sở đó để tổng hợp các phương án đề xuất, giải pháp và tham gia sửa đổi các quy định của Nhà nước. Đây là những nội dung sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình các cơ quan chức năng liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chinh đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động.

BLĐ

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”