CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024)

Tổng LĐLĐ tổ chức Hội thảo chuyên đề Lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ các cấp

14:37 13-02-23

Ngày 10/02/2023, tại TP HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề Lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ các cấp. Đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn chủ trì Hội thảo.

 

Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Hiệp Thương – Phó trưởng Ban Tổ chức, kiêm Giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam – cho biết Nghị quyết 02-NQ/TW “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của CĐ Việt Nam trong tình hình mới” của Bộ Chính trị, các chủ trương, văn bản của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã đề cập đến tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, trình độ, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết pháp luật, kỷ luật lao động... cho đoàn viên, NLĐ. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu từ thực tế trong tình hình mới. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ CĐ là hết sức cần thiết.

Thảo luận, trao đổi tại hội thảo, nhiều ý kiến của các đại biểu đều thống nhất với tính cấp bách về việc đào tạo cán bộ CĐ trong tình hình mới, cần tăng cường thêm việc đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ cấp huyện, tỉnh như kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, truyền cảm hứng, ra quyết định; tăng cường đào tạo cho cán bộ CĐ cơ sở, tăng cường đào tạo kỹ năng chuyên môn cho cấp cơ sở với phương châm người học cần gì thì đào tạo vấn đề đó; tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ CĐCS. Chương trình đào tạo cần có hội đồng thẩm định, liên tục cập nhật các vấn đề mới, đòi hỏi từ thực tế thông qua thảo luận với các giảng viên kiêm chức, cán bộ CĐ trực tiếp làm việc tại cơ sở. Trong đào tạo cần thực hiện nghiêm túc quy chế như điểm danh, thảo luận, viết bài thu hoạch tránh tình trạng chỉ ghi danh mà không học, khen thưởng người có thành tích học tập tốt.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhìn nhận, nhiều năm qua công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn về lý luận, về tổ chức CĐ, công tác đào tạo cho cán bộ CĐ chưa có tính chính quy, thống nhất và liên thông, chưa được quan tâm đúng mức. Sắp tới đây, khi có tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp được phép ra đời và hoạt động, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, nên đã đến lúc cần phải có cuộc cách mạng về đào tạo cán bộ CĐ. “Nền móng của CĐ là ở cơ sở, hoạt động của CĐ là ở cơ sở và sức mạnh của CĐ là từ cơ sở. Cán bộ CĐ phải hiểu đúng, rõ bản chất CĐ do chính NLĐ thành lập, sự tồn tại của CĐ do NLĐ quyết định, để thấy được mình phải làm gì, làm thế nào để NLĐ tin mình và gia nhập tổ chức”, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải, chương trình đào tạo cần tập trung giúp cho cán bộ CĐ nắm rõ lý luận tổng quát về CĐ và đặc trưng về hệ thống CĐ Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về CĐ và cán bộ CĐ, đường lối của Đảng về tổ chức, hoạt động CĐ; các quy định pháp luật về lao động, CĐ coi đây là những giá trị không được đi chệch, nếu đi chệch sẽ phải trả giá vô cùng lớn; cán bộ công đoàn cần phải hiểu đúng bản chất công đoàn là do người lao động thành lập...

Huy Giang

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”