CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)

Hưởng trợ cấp

10:19 27-06-16

     Tôi phải làm thủ tục gì để được hưởng trợ cấp?

 Thưa chuyên mục tư vấn pháp luật Công đoàn Viên chức Việt Nam!  

       Tôi có sự việc sau muốn nhờ chuyên mục tư vấn và giải đáp: Ngày 2/6 trên đường đi làm, tôi có phanh gấp và bị ngã. Tôi được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện xác nhận chấn thương cổ chân phải bó bột cố định, mặt bị xây sát. Trong quá trình thanh toán viện phí thì tôi không được hưởng BHXH vì nhân viên y tế nói đây là tai nạn lao động.

       Vậy tôi phải làm thủ tục gì để được hưởng trợ cấp. Tôi đang làm cho công ty A, có đóng đầy đủ các khoản BH.

       Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi, về câu hỏi của bạn tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tai nạn lao động, theo đó:

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời theo Theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. 

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại. Như vậy, người lao động bị bị tai nạn giao thông trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc được coi là tai nạn lao động. Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp của anh cần xác định mức suy giảm khả năng lao động có trên 5% trở lên và có phải là tuyến đường mà anh thường xuyên đi và về từ nhà đến nơi làm việc hay không, nếu có thì anh cần lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi bị tai nạn lao động;

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động;

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động;

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;

Ngoài ra nếu bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Hộ khẩu thường trú hoặc bản sao Giấy đăng ký tạm trú;

+ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

+ Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo Sổ bảo hiểm xã hội :

+ Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn Có điều gì chưa rõ chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”