CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)

Chức năng, nhiệm vụ các Ban của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam

17:42 08-01-24

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC BAN  

CỦA CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

 

I. Văn phòng

1. Chức năng

- Nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác và thực hiện quản lý hành chính, quản trị phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành. Trực tiếp quản lý tài sản và phối hợp với các ban đảm bảo phục vụ các hoạt động tại cơ quan. Là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

- Tham mưu cho Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam và Thủ trưởng Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam trong việc quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành ban hành các quy định, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công đoàn trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác văn phòng

a. Xây dựng và sắp xếp chương trình, địa điểm các cuộc họp và làm việc của Thường trực Ban Thường vụ, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam; theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác, quy chế làm việc của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam, báo cáo kết quả thực hiện với Thường trực Ban Thường vụ, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam.

b. Quản lý các văn bản và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn bản do Ban Thường vụ, Ban Chấp hành ban hành. Tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc công tác hành chính, lễ tân, tiếp nhận công văn, đơn, thư, điện thoại, báo… hàng ngày; trình Thường trực Ban Thường vụ xử lý công văn, đơn, thư, điện thoại, báo... để chuyển tới các ban nghiên cứu, tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện.

c. Theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam và hoạt động của các công đoàn trực thuộc, Công đoàn Viên chức các tỉnh, thành phố; chuẩn bị các báo cáo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, các bài phát biểu của lãnh đạo Công đoàn Viên chức Việt Nam với các cơ quan hữu quan (nội dung không thuộc chuyên đề của các Ban).

d. Theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện nội quy, quy chế phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan.

e. Được dự để ghi biên bản và ra thông báo kết luận các hội nghị của Thường trực Ban Thường vụ, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; chuẩn bị các văn bản theo yêu cầu của Thường trực Ban Thường vụ, Ban Thường vụ.

f. Tổ chức công tác lưu trữ theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; cung cấp thông tin tư liệu, số liệu thống kê phục vụ cho công tác nghiên cứu và chỉ đạo của Công đoàn Viên chức Việt Nam; hướng dẫn nghiệp vụ văn phòng cho các công đoàn trực thuộc.

g. Tổ chức thực hiện công tác quản trị tại Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam; bố trí các phương tiện đi lại, nơi làm việc cho các ban; đón tiếp khách đến làm việc; tổ chức phục vụ các hội nghị, thông tin, liên lạc liên quan đến hoạt động của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam; tổ chức công tác bảo vệ trật tự an toàn, bảo vệ tài sản, phòng chống cháy, nổ và các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động… của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam.

h. Là đầu mối thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Công đoàn Viên chức Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Ban Thường vụ, Ban Thường vụ giao.

2.2. Công tác tài chính

a. Thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam theo phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; tham mưu giúp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

b. Chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cấp dưới xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán hàng năm.

c. Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn; thực hiện nhiệm vụ quản lý thu chi, quản lý tài chính, tài sản và làm công tác kế toán của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam.

d. Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, thông qua công tác tài chính giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của công đoàn.

e. Hướng dẫn, kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới.

f. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính công đoàn các cấp.

g. Phối hợp với Ban Tổ chức – Kiểm tra thực hiện chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách như BHXH, BHYT và các chế độ chính sách khác.

h. Tổ chức thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

II. Ban Tổ chức – Kiểm tra

1. Chức năng

- Nghiên cứu, tham mưu với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ công đoàn và phát triển đoàn viên; hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ công tác tổ chức, quản lý cán bộ công đoàn trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam.

- Giúp Ủy ban Kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế hoạt động của Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành thông qua; chủ động phối hợp với các ban của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam và cùng các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức, lao động; theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cấp công đoàn; tiếp đoàn viên theo quy định.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác tổ chức

a. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án về tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn viên chức các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, chính sách cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chương trình, kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

b. Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra thực hiện kiểm tra việc thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với công đoàn cùng cấp và cấp dưới; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo cán bộ; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức đại hội công đoàn các cấp; phát triển đoàn viên; thành lập công đoàn cơ sở; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; sơ kết, tổng kết công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; hướng dẫn thủ tục cấp phát thẻ đoàn viên; hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ.

c. Thẩm định và trình Ban Thường vụ các đề án về tổ chức, cán bộ, nhân sự dự kiến đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam;

d. Thực hiện nhiệm vụ do Ban Thường vụ uỷ quyền: Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế các ban tại Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam và cán bộ công đoàn chuyên trách tại các công đoàn trực thuộc; dự thảo các quyết định của Ban Thường vụ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các tổ chức công đoàn. Quản lý cán bộ theo sự phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bao gồm các công việc: Quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bố trí phân công, điều động, luân chuyển cán bộ; nhận xét đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ; dự thảo các quyết định của Ban Thường vụ về công tác cán bộ; quản lý công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

e. Giúp Ban Thường vụ hướng dẫn, tập hợp hồ sơ xét duyệt, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn cho cán bộ, đoàn viên.

 f. Phối hợp với Văn phòng thực hiện chính sách đối với cán bộ như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và các chế độ khác của cán bộ, nhân viên Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam và cán bộ chuyên trách hưởng lương công đoàn tại các công đoàn trực thuộc.

2.2. Công tác kiểm tra, giám sát

a. Tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quy chế hoạt động của Ủy ban Kiểm tra.

b. Giúp Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức Việt Nam theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra công đoàn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công đoàn.

c. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ủy ban Kiểm tra và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra.

d. Tổng hợp, xây dựng báo cáo hoạt động và đề xuất chương trình công tác của Ủy ban Kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ của ban chấp hành.

e. Giúp Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức Việt Nam chủ động phối hợp với các ban của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn.

f. Giúp Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức Việt Nam triển khai việc kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam và các công đoàn trực thuộc.

g. Giúp Ủy ban Kiểm tra đề xuất, kiến nghị với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam và các đơn vị được kiểm tra, giám sát về những vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát; tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy định có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát công đoàn.

III. Ban Tuyên giáo – Nữ công

1. Chức năng

- Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, lao động; tham mưu, hướng dẫn triển khai công tác tuyên giáo công đoàn.

- Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành về công tác vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động; chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động; những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ của nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác tuyên giáo

a. Nghiên cứu, hướng dẫn nội dung, biện pháp tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn các cấp, công tác phòng chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và các tệ nạn xã hội trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

b. Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với đặc điểm, điều kiện của cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động; bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

c. Giúp Ban Thường vụ biên tập và phát hành Bản tin Công đoàn Viên chức Việt Nam; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn.

d. Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào xây dựng cơ quan văn hoá, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội trong các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam.

e. Tham mưu cho Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương theo chuyên đề phụ trách của ban.

f. Tổ chức tổng kết thực tiễn về hoạt động tuyên giáo công đoàn; tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam.

2.2. Công tác nữ công

a. Đề xuất và hướng dẫn thực hiện các nội dung, biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục trong nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

b. Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam chỉ đạo các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ nữ, các vấn đề về công tác gia đình, về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới; công tác bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình - sức khỏe sinh sản.

c. Tham mưu cho Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương theo chuyên đề phụ trách của ban.

d. Phối hợp với các ban của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam đề xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động và trẻ em tại các công đoàn trực thuộc.

e. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên đề nữ công của các công đoàn trực thuộc. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nữ công; sơ kết, tổng kết những chuyên đề công tác về nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động và hoạt động nữ công; tổng hợp tình hình nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động và hoạt động nữ công báo cáo, đề xuất với Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với Đảng, Nhà nước những chính sách đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động; tham mưu, đề xuất các hoạt động của câu lạc bộ cán bộ nữ công Công đoàn Viên chức Việt Nam.

IV. Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động

1. Chức năng

Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam trong việc tham gia với các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam những vấn đề về chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và xây dựng tổ chức công đoàn; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và xây dựng tổ chức công đoàn; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; chăm lo lợi ích và thực hiện phúc lợi đoàn viên; công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; tổ chức việc tư vấn pháp luật, triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng, các hoạt động xã hội tình nghĩa, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam.

2. Nhiệm vụ

a. Nghiên cứu, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tập trung vào các chính sách, pháp luật liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

b. Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề, các chính sách xã hội có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, lao động như chính sách lao động, việc làm, tiền lương, tiền công, thu nhập, BHXH, BHYT, nhà ở…

c. Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, các vấn đề về quan hệ lao động trong các cơ quan, đơn vị; bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động; theo dõi việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị người lao động và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân các cấp.

d. Đề xuất, tổ chức các hoạt động kiểm tra việc thi hành Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

e. Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác Bảo hộ lao động; An toàn vệ sinh lao động; Tổ chức các hoạt động xã hội tình nghĩa, nhân đạo, từ thiện.

f. Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

g. Tham mưu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam.

h. Tham mưu cho Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương theo chuyên đề phụ trách của Ban. Tham mưu với Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam trong việc phối hợp với Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo hoạt động Công đoàn Viên chức các tỉnh, thành phố.

i. Hướng dẫn và thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về lao động công đoàn; theo dõi, chỉ đạo công đoàn viên chức các cấp trong việc giải quyết tranh chấp lao động; hướng dẫn việc thực hiện vai trò tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp.

k. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Tư vấn pháp luật Công đoàn Viên chức Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tư vấn pháp luật thực hiện theo quy định riêng.

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”