CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Xây dựng người Cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo"!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Xây dựng người Cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo"!

Hướng dẫn kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020

 

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

 Số:    83/HD-CĐVC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày   11    tháng  4 năm 2016

Kính gửi:   Các Công đoàn trực thuộc

 

     Thực hiện chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại Kế hoạch số 12/KH-TLĐ ngày 30 tháng 3 năm 2016 về việc triển khai kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam ban hành kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Triển khai các nội dung của Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 gắn với công tác vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVCLĐ) nhằm nâng cao năng lực, trình độ của nữ CBCCVCLĐ; tạo việc làm ổn định, nâng cao vị thế của nữ CBCCVCLĐ trong gia đình và xã hội;

 - Nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn, đoàn viên, CBCCVCLĐ về công tác bình đẳng giới, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ CBCCVCLĐ.

II. NỘI DUNG

1. Trong giai đoạn 2016-2020, tập trung vào các mục tiêu, chỉ tiêu sau:

1.1 Các mục tiêu cụ thể:

-  Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm tạo việc làm ổn định cho nữ CBCCVCLĐ, tăng tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý;

           -  Bảo đảm bình đẳng giới trong  lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục, tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; chia sẻ công việc gia đình, xóa bỏ bạo lực và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành công đoàn đạt 30% trở lên;

- Các công đoàn cơ sở có 30% nữ CBCCVCLĐ, đoàn viên công đoàn trở lên, phấn đấu có cán bộ lãnh đạo chủ chốt công đoàn là nữ hoặc có nữ là ủy viên Ban Thường vụ, Ban chấp hành công đoàn;

- Có 100% số cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp, 100% số cán bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn;

-  Vận động mỗi gia đình CBCCVCLĐ nên có đủ hai con, không lựa chọn giới tính khi sinh, phấn đấu giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.

2. Các nhiệm vụ trọng tâm:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình hành động 1273/CT–TLĐ ngày 5/8/2011 về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 gắn với việc thực hiện Kết luận số 147/KL–TLĐ ngày 4/2/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 6b/TLĐ ngày 29/1/2011 về công tác vận động nữ CBCCVCLĐ và Chỉ thị 03/TLĐ ngày 18/8/2010 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVCLĐ.

- Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới:

+ Đa dạng hóa các hình thức truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, điều kiện làm việc, sinh hoạt; lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào nội dung hoạt động của công đoàn các cấp.

+ Từng bước mở rộng đối tượng được truyền thông, trong đó hướng đến đối tượng là nam giới và lãnh đạo. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như triển khai các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, hưởng ứng các hoạt động nhân “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác bình đẳng giới và công tác nữ công:

+ Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới và công tác nữ công trong hoạt động công đoàn.

+ Nghiên cứu lồng ghép giới trong quá trình tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước đồng thời thường xuyên rà soát các quy định về chính sách liên quan đến bình đẳng giới chưa phù hợp để tham gia sửa đổi, bổ sung. 

- Nâng cao tỷ lệ lãnh đạo nữ công đoàn các cấp

+ Thường xuyên tổng hợp, theo dõi thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ công đoàn; đề xuất kịp thời các biện pháp, chính sách liên quan công tác cán bộ nữ;  Nâng cao năng lực  đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp thuộc diện quy hoạch vào các chức danh cán bộ chủ chốt công đoàn; tạo nguồn tham gia các cấp ủy Đảng, cơ quan dân cử và tổ chức chính trị - xã hội, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong kỳ Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2018-2023).

+ Ưu tiên cán bộ nữ trong công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ khi cả nam và nữ có đủ điều kiện như nhau.

 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 1. Quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch này tới các cấp công đoàn, gắn với đẩy mạnh công tác vận động nữ CBCCVCLĐ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp, Đại hội XI, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

2. Phối hợp với các ban, ngành liên quan, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ cùng cấp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới; Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu tổ chức công đoàn tham gia chỉ đạo, thực hiện như: chỉ tiêu về ký hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động mới, về nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cho lao động nữ, về bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

 3. Tham mưu cho cấp ủy Đảng và phối hợp với chính quyền cùng cấp trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; tham gia công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử Quốc hội khóa XIV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020; chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023 bảo đảm chỉ tiêu về cán bộ nữ.

4. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBCCVCLĐ. Tham gia với người sử dụng lao động trong xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp nhằm tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Quan tâm thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho CBCCVCLĐ như tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho CBCCVCLĐ, khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ.

5. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, CBCCVCLĐ và tăng cường tuyên truyền, tư vấn về hôn nhân, gia đình, trách nhiệm của nam giới chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con. Vận động CBCCVCLĐ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Đảm bảo các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản sản phẩm tuyên truyền do các cấp Công đoàn đảm nhận không có nội dung định kiến giới; tăng số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng truyền thông về công tác vận động nữ CBCCVCLĐ của tổ chức công đoàn và bình đẳng giới.

6. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công công đoàn các cấp để làm tốt vai trò đầu mối tham mưu cho Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp về công tác vận động nữ CBCCVCLĐ và bình đẳng giới.

7.  Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của việc mất cân bằng giới tính tại nơi làm việc với đời sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Giao Ban Nữ công Công đoàn Viên chức Việt Nam là đầu mối tham mưu, giúp Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra thực hiện, tổng hợp báo cáo hàng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện kế hoạch này theo yêu cầu của Thường trực Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động vào năm 2018 và tổng kết vào năm 2020 gắn với đánh giá, tổng kết 10 năm việc thực hiện Nghị quyết 6b/TLĐ ngày 29/01/2011 về công tác vận  động nữ CBCCVCLĐ và Chỉ thị 03/TLĐ ngày 18/8/2010 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVCLĐ.

2. Các cấp công đoàn căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị mình để chủ động quán triệt Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 và triển khai có hiệu quả, thiết thực Kế hoạch hành động này đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Công đoàn Viên chức          Việt Nam (qua Ban Nữ công - trong báo cáo kết quả công tác hàng năm).

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Ban Nữ công TLĐ (để báo cáo);

- Lưu VP, NC.

 

TM. BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

Phan Phương Hạnh

 

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”