CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Xây dựng người Cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo"!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Xây dựng người Cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo"!

Hướng dẫn tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

 

Số:   125   / HD - CĐVC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày   06  tháng 5   năm 2015

HƯỚNG DẪN

Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động

của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

 

     Căn cứ H­ướng dẫn số 1932/HD-TLĐ, ngày 27/12/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc đánh giá, xếp loại chất l­ượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Viên chức Việt Nam, Ban Thư­ờng vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam h­ướng dẫn đánh giá và xếp loại chất l­ượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam nh­ư sau:

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. Mục đích, yêu cầu

1. Đánh giá, xếp loại chất l­ượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục tính hình thức trong công tác chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở; làm cơ sở cho việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

2. Nội dung tiêu chí đánh giá, xếp loại chất l­ượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thực hiện theo phương châm “Hướng về cơ sở và người lao động”, trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

3. Việc đánh giá và xếp loại chất l­ượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải bảo đảm thiết thực, tránh hình thức.

II. Đối tượng đánh giá

1. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.

2. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mới thành lập hoặc được chia tách, sáp nhập, hợp nhất có thời gian hoạt động chưa đủ 12 tháng thì không thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại.

III. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại

1. Việc đánh giá, xếp loại phải bảo đảm tính khách quan, đúng chất lượng hoạt động của từng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo các tiêu chí được quy định tại Hướng dẫn này.

2. Đánh giá việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam.

3. Việc đánh giá, xếp loại do Công đoàn Viên chức Việt Nam quyết định, trên cơ sở bảng tự đánh giá, xếp loại của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

4. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại mà không thực hiện việc đánh giá sẽ không có cơ sở để Công đoàn Viên chức Việt Nam xem xét, thẩm định, xếp loại.

5. Chỉ xem xét, khen thưởng đối với những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu và đạt các tiêu chí cộng điểm của Hướng dẫn này.

Phần thứ hai

NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

TT

Nội dung

Điểm

1

Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc hoạt động.

30

1.1

Hướng dẫn, chỉ đạo các CĐCS tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động

7

1.2

Hướng dẫn, chỉ đạo CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của công đoàn cơ sở.

7

1.3

Hướng dẫn CĐCS phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh và tập hợp ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, lao động (gọi tắt là người lao động).

8

1.4

Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo quy định.

8

2

Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình kế hoạch công tác.

40

2.1

Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS.

3

2.2

Thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên, CĐCS, cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý.

3

2.3

Có kế hoạch và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đang trực tiếp quản lý.

5

2.4

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn

3

2.5

Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.

3

2.6

Có 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đoàn viên công đoàn và 80% trở lên số CĐCS đạt tiêu chuẩn “công đoàn cơ sở vững mạnh”.

4

2.7

Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.

5

2.8

Có 90% trở lên công đoàn cơ sở có báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn.

3

2.9

Không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công đoàn.

3

2.10

Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý do tổ chức công đoàn phát động.

4

2.11

Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động.

4

3

Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.

20

3.1

Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn với cơ quan chuyên môn đồng cấp.

7

3.2

Có 100% cơ quan, đơn vị có quy chế chi tiêu nội bộ và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động.

6

3.3

Phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai tới người lao động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do cơ quan chuyên môn hoặc các tổ chức khác phát động.

7

4

Các tiêu chí cộng điểm.

10

4.1

Tự tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.

4

4.2

Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu tài chính công đoàn.

3

4.3

Có đề tài hoặc đề án hoặc báo cáo kinh nghiệm được công nhận, nghiệm thu liên quan đến đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS, về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động.

2

 

Tự tổ chức được hoạt động tư vấn pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

1

 

Phần thứ ba

XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

 CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

I. Cơ cấu thang điểm

Sử dụng thang điểm 100 điểm, trong đó các tiêu chí đánh giá, xếp loại tối đa 90 điểm, các tiêu chí cộng điểm sử dụng cho việc xem xét khen thưởng 10 điểm.  Chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được xếp 4 loại như sau:

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại tốt:

Là những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm từ 80 điểm trở lên. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm từ 91 điểm trở lên thuộc đối tượng xét khen thưởng.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại khá:

Là những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm từ 65 điểm đến dưới 80 điểm.

3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại trung bình:

Là những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.

4. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại yếu:

Là những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm dưới 50.

II. Trình tự đánh giá, xếp loại

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ bảng chấm điểm của Công đoàn Viên chức Việt Nam, tự đánh giá, chấm điểm, xếp loại và lập hồ sơ (trong đó có bảng tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại) gửi về Công đoàn Viên chức Việt Nam xem xét và quyết định.

2. Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam trực tiếp thẩm định, xem xét, đánh giá, xếp loại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và ra quyết định đánh giá, xếp loại.

                                                  Phần thứ tư

       TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Đối với Công đoàn Viên chức Việt Nam

1. Căn cứ nội dung tiêu chuẩn xây dựng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, xây dựng bảng chấm điểm chi tiết cho từng tiêu chí.

2. Hướng dẫn các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc hàng năm tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại.

3. Thực hiện việc kiểm tra, phúc tra, trực tiếp đánh giá, chấm điểm, xếp loại đối với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc.

4. Tổng hợp kết quả tự đánh giá của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sau khi đã kiểm tra, thẩm định kết quả và công bố kết quả đánh giá theo tiêu chí xếp loại, đánh giá.

5. Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hàng năm gửi về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Tổ chức) trước ngày 20/01 của năm sau.

II. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1. Thực hiện việc tự đánh giá, xếp loại, bảo đảm tính khách quan, chính xác trong đánh giá, xếp loại. Lập hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về Công đoàn Viên chức Việt Nam trước ngày 20/12 hàng năm.

2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại của Công đoàn Viên chức Việt Nam để điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác trong trường hợp cần thiết.

      Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và được phổ biến đến tất cả các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Nơi nhận:

- Tổng Liên đoàn LĐVN (để báo cáo);

- Các công đoàn trực thuộc (để thực hiện);

- Các đồng chí UVBCH CĐVCVN (để chỉ đạo);

- Các Ban CĐVCVN (để phối hợp chỉ đạo);

- Lưu ToC, VP.

TM. BAN TH­ƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Giang Tuệ Minh

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”