CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Xây dựng người Cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo"!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Xây dựng người Cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo"!

Công đoàn Bộ Nội vụ tổ chức tham quan, tìm hiểu Tòa nhà Quốc hội và Hoàng thành Thăng Long cho nữ đoàn viên

11:46 21-10-24

Nhân Kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Ngày 17/10/2024, Công đoàn Bộ Nội vụ tổ chức tham quan, tìm hiểu Tòa nhà Quốc hội và Hoàng thành Thăng Long cho nữ đoàn viên các Công đoàn trực thuộc Công đoàn Bộ.

Tham gia Buổi tham quan có đồng chí Nguyễn Bá Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Dân vận Đảng ủy Bộ, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; đồng chí Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Chủ tịch Công đoàn Bộ Nội vụ cùng hơn 130 đại biểu là nữ đoàn viên các Công đoàn trực thuộc Công đoàn Bộ Nội vụ.

Đây là hoạt động nhằm giúp công đoàn viên thuộc Công đoàn Bộ Nội vụ hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam qua quá trình hình thành và phát triển, tìm hiểu di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội (Hoàng thành Thăng Long).

Tòa nhà Quốc hội Việt Nam hiện này có tiền thân là Hội trường Ba Đình được xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ XX mục đích chính là để phục vụ các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội. Với diện tích xây dựng khoảng 2.600m2, Hội trường Ba Đình gồm 3 tầng, mặt bằng bố trí theo hình chữ T. Với chức năng là “ngôi nhà chung”, Hội trường Ba Đình đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại liên quan đến các vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những sự kiện được tổ chức tại đây không chỉ có ý nghĩa chính trị mà còn rất thiêng liêng, thân thiết, là niềm tin, là tình cảm của Nhân dân cả nước đối với Đảng, Nhà nước trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà Quốc hội là nơi làm việc của Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là công trình đặc biệt có ý nghĩa lịch sử và chính trị hết sức to lớn, với hình thức kiến trúc đẹp, sang trọng, hài hòa, là công trình tiêu biểu cho thời kỳ phát triển mới của đăt nước, là biểu tượng cho sự tập trung ý chí và nguyện vọng của toàn dân, đồng thời cũng là biểu tượng của một nước Việt Nam yêu tự do, yêu hòa bình, sẵn sàng hợp tác với bạn bè quốc tế.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau.

Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945).

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình hoạt động của Công đoàn Bộ Nội vụ, Công đoàn Bộ Nội vụ đã dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sỹ của Việt Nam tại Đài tưởng niệm các Anh hùng, liệt sỹ nằm trên đường Bắc Sơn, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long và Điện Kính Thiên.

QA

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”