CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)

Hội thảo khoa học “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành”

14:54 31-10-22

Sáng 22/10/2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới”. Các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Trần Văn Thuật, Ngọ Duy Hiểu và  đồng chí Phạm Thị Hoàng Hà Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) chủ trì buổi hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Trần Văn Thuật – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết: Hiện nay, tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành đang gặp nhiều khó khăn; những khó khăn này đến lúc buộc phải nghiên cứu để có những định hướng giải quyết. Đồng chí Trần Văn Thuật nêu lên những khó khăn trong hoạt động của công đoàn ngành, như: Trong một ngành nhưng có rất nhiều nghề; mô hình tổ chức của công đoàn cơ bản theo tổ chức bộ máy nhà nước nên phụ thuộc, bị động, thay đổi, lúng túng; Công đoàn ngành trung ương chỉ đạo công đoàn ngành địa phương còn gặp khó khăn, vì công đoàn ngành địa phương trực thuộc công đoàn địa phương, không trực thuộc công đoàn ngành trung ương…

Mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn ngành tại Việt Nam hiện nay đa dạng, phong phú, có ngành theo hình thức đơn ngành, có ngành hỗn hợp đa ngành, nhưng được cho là tương đối phù hợp với sự phát triển kinh tế ngành tại Việt Nam. Hoạt động công đoàn ngành thường gắn với nhiệm vụ chuyên môn, tạo sự hỗ trợ, gắn kết chặt chẽ, sự liên kết liên thông, chia sẻ thông tin nhanh và kịp thời, góp phần cùng chuyên môn định hướng rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí, chính sách ngành chính xác hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế ngành mạnh mẽ và bền vững.  

Hội thảo thu hút 23 lượt trao đổi, trong đó có một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu là yếu tố quyết định của công đoàn ngành là bảo vệ đoàn viên trong ngành thông qua thỏa ước lao động tập thể; công đoàn cơ sở được lựa chọn công đoàn cấp trên; hoạt động công đoàn trong từng ngành nghề đòi hỏi những đặc thù riêng của ngành nghề như điều kiện - môi trường làm việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ, chính sách liên quan đến đặc tính của ngành; mô hình công đoàn ngành theo vùng; cơ cấu lại tổ chức bên trong của công đoàn ngành; tất cả công đoàn cơ sở đều được liên kết theo công đoàn địa phương;… Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống hiện nay còn tồn tại một số vấn đề chính, trong đó, sự phối hợp giữa liên đoàn lao động địa phương với công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có kết quả, hiệu quả trên thực tế là khá thấp…  

Kết quả của hội thảo là căn cứ khoa học để sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn năm 2012.

Thái Hòa

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”