CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!

Những kỷ niệm không bao giờ quên

21:13 01-06-23

NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

     Tôi đến và gắn bó với Công đoàn Viên chức Việt Nam nhưng là một cơ duyên. Ngày ấy, tôi còn nhớ, cách đây 20 năm vào một buổi chiều, khi tôi  - một cán bộ đang làm công tác nghiên cứuvà giảng dạy của Trung tâm nghiên cứu Lịch sử - trường Đại học Công đoàn vừa đi làm về, thì một đồng chí trong Ban vận động thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam đến gặp tôi tại nhà riêng (Khi ấy nhà tôi đang ở khu tập thể Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam 14 Trần Bình Trọng – Hà Nội) đặt tôi một bài viết về những tổ chức tiền thân của Công đoàn Viên chức để đăng trong tập kỷ yếu: Để xây dựng đề án thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam. Tuy chưa hiểu gì về Công đoàn Viên chức nhưng sau khi nghe đồng chí trong Ban vận động nói sơ qua về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng, của việc thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam cũng như chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức đối tượng chỉ đạo của Công đoàn Viên chức Việt Nam không hiểu sao tôi vui vẻ nhận lời viết bài mặc dù trong tay chưa có một tài liệu gì. Thế rồi sau một tuần mày mò tra cứu đọc liệu tại Trung tâm sử công đoàn, lưu trữ Tổng Liên đoàn, rồi đi gặp gỡ các đồng chí nguyên là lãnh đạo Liên hiệp Công đoàn các cơ quan Trung Ương như các bác Trần Anh Liên, Trần Nhật Dụ...tôi đã hoàn thành bài viết với tiêu đề "Quá trình ra đời và phát triển của Công đoàn Việt Nam (1929 – 1954)" trong bài viết tôi đã đề cập đến những sự kiện cơ bản nhất về quá trình ra đời của Công đoàn Việt Nam vào ngày 28-7-1929; Đồng thời cũng nêu bật được những hoạt động của công đoàn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945); phong trào công nhân, viên chức và Công đoàn Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) có lẽ đây là một thời kỳ rất quan trọng đối với sự ra đời của Công đoàn Viên Chức Việt Nam. Bởi lẽ ở đây tôi được tiếp cận với một tư liệu mà tôi cho là vô cùng quý đó là: Sau đại hội công đoàn toàn quốc lần thứ nhất (1-1-1950),  ngày 2-9-1950, Tổng Liên đoàn đã thành lập ban vận động thành lập Công đoàn Viên chức do đồng chí Nguyễn Duy Tính - Ủy viên Thường vụ Tổng Liên đoàn làm trưởng ban. Từ năm 1950 đến năm 1953 một số ngành công chức đã ra đời. Nhiệm vụ của Công đoàn Viên chức trong thời gian này là tổ chức động viên công nhân, viên chức tham gia xây dựng ngành, chuyên môn. Tôi rất vui khi biết bài nghiên cứu của mình là một trong 11 bài viết rất quan trọng trong tập tài liệu tham khảo cho việc xây dựng đề án thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam. Có lẽ đây cũng là những tư liệu đầu tiên đặt nền móng làm cứ liệu quan trọng cho việc hình thành Công đoàn Viên chức Việt Nam hôm nay.

     Rồi đến ngày 15 - 8 - 1994, tôi lại có vinh dự là một trong những người được chứng kiến lễ ra mắt Công đoàn Viên chức Việt Nam tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô. Buổi lễ diễn ra trang trọng với sự có mặt của nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

(Lễ ra mắt Công đoàn Viên chức Việt Nam)

     Thế rồi kể từ khi Công đoàn Viên chức thành lập vì nhiều lý do mãi đến đầu năm 1995 tôi mới chính thức đầu quân về cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam. Lúc ấy cơ quan mới thành lập, thêm tôi là 4 người. Cơ sở vật chất chưa có gì ngoài 4 cái bàn, 4 cái ghế và một cái máy chữ. Tất cả công văn, giấy tờ, đánh máy đều phải nhờ văn phòng Tổng Liên đoàn. Bởi lúc đó trụ sở cơ quan được bố trí 1 phòng tại tầng 3 trụ sở Tổng Liên đoàn 65 Quán Sứ Hà Nội. Cứ mỗi lần tổ chức hội nghị 4 anh em, từ Phó Chủ tịch Thường trực TS.Đinh Văn Phiêu, Chánh Văn phòng Nguyễn Ngọc Bạn, anh Phan Vĩnh Điển và tôi, lại phân công nhau làm nhiệm vụ văn thư đưa giấy mời đến 63 công đoàn cơ sở trên những chiếc xe máy 81 cọc cạch thế mà công việc cứ chạy băng băng.

     Rồi đến trước ngày 2-9-1995 Công đoàn Viên chức Việt Nam lại được Ban tổ chức lễ kỷ niệm nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức khối diễu hành trí thức Việt Nam. Anh em trong cơ quan vui mừng nhiều nhưng cũng lo đến mất ăn mất ngủ. Bởi chưa có một ý tưởng, một kinh nghiệm gì về xe mô hình cũng như khối diễu hành. Lúc này cơ quan đã có 6 người và 1 chiếc ôtô nhưng chưa có lái xe vì vậy đi đâu anh em trong cơ quan lại phải nhờ lái xe của TLĐ và công ty du lịch công đoàn. Bằng tất cả sự nỗ lực phấn đấu và tinh thần dám nghĩ, dám làm của 6 cán bộ, nhân viên cơ quan, đã tổ chức thành công khối diễu hành trí thức Việt Nam trong buổi lễ diễu binh diễu hành của nhà nước năm 1995. Thế rồi cũng chỉ có 8 cán bộ, chuyên viên và lái xe với sự tăng cường của một số cán bộ công đoàn chuyên trách cơ sở đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Viên Chức Việt Nam (1996).

(Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ Nhất)

     Tháng 5 năm 1999, cơ quan chuyển về 1A Yết Kiêu với nhiều cán bộ trẻ được tuyển dụng, bổ sung, hoạt động của Cơ quan Công đoàn Viên chức Việt Nam đi vào nề nếp. Với tôi và nhiều cán bộ công đoàn, 1A Yết kiêu luôn là ngôi nhà chứa đầy kỷ niệm. Rồi những tháng ngày cùng đồng chí Trần Đại Khu Phó Chủ tịch thường trực (khi ấy là Trưởng ban Tài chính) đi xin đất xây dựng trụ sở tại 101/165 Dương Quảng Hàm hiện nay với bao gian chuân, vất vả nhưng cũng rất đỗi tự hào bởi lẽ chúng tôi lớp người đi trước đã không quản ngại vất vả, khó khăn để có một ngôi nhà chung - Công đoàn Viên chức Việt Nam đàng hoàng lại ở vị trí đắc địa như hiện nay.

     Từ 65 Quán Sứ, qua 1A Yết Kiêu đến 101/165 Dương Quảng Hàm, Quận Cầu Giấy, Hà Nội tuy không bao xa nhưng là cả chặng đường dài 20 năm. Chặng đường đầu tiên của Công đoàn Viên chức Việt Nam với biết bao khó khăn bỡ ngỡ nhưng là đầy vơi kỷ niệm, thấm đẫm nghĩa tình. Với tôi những ngày, tháng, năm ấy cũng như những năm tiếp sau đó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cả cuộc đời công tác của tôi với biết bao kỷ niệm không thể nào quên.

Hoàng Thị Hòa

Nguyên Phó Chủ tịch CĐVCVN

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”