Qua kiểm tra, cho thấy Cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và tổ chức Công đoàn trong các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở; kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Kết luận số 120 - KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Chỉ thị 09-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản của Chính phủ, Công đoàn về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã xây dựng và thực hiện nghiêm nội quy, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện nghiêm quy trình quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Công đoàn đã phối hợp với Thủ trưởng cơ quan tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CCVCNLĐ) tương đối đảm bảo theo quy trình và nội dung quy định, tại hội nghị đã thực hiện công khai tài chính, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CCVCNLĐ; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã lắng nghe ý kiến và giải đáp kịp thời những thắc mắc, kiến nghị của CCVCNLĐ; đồng thời thực hiện công khai cho CCVCNLĐ biết các nội dung theo Điều 7, Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Ban thanh tra nhân dân đã xây dựng kế hoạch hoạt động và đã tiến hành giám sát việc thực hiện Nghị quyết CBCCVCLĐ; nội quy, quy chế; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CCVCNLĐ… Đoàn kiểm tra đề nghị các cơ quan, đơn vị phát huy những kết quả đạt được, đề ra các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao nhận thức của CCVCNLĐ về vai trò, trách nhiệm cá nhân tham gia ý kiến xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy chế nội bộ; qua đó đã có tác động tích cực làm chuyển biến cả về tư duy cũng như tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CCVCNLĐ; mối quan hệ trong công tác, thái độ giao tiếp, ứng xử, sự phối hợp giải quyết công việc của cơ quan nhà nước, CCVCNLĐ với nhân dân được thuận lợi; hạn chế các hiện tượng quan liêu, lãng phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; góp phần xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Nguyễn Thị Thêm