CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!

Hội thảo góp ý về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN

15:43 30-05-17

          Ngày 29/5/2017, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi của Người lao động.

          Hội thảo nhằm đóng góp các ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi của NLĐ. Dự thảo này do Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng, gồm 4 chương và 16 điều. Dự thảo đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp trước khi gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

          Theo đồng chí Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN, phương án đưa ra trong dự thảo này có ưu điểm là chỉ cần sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan, nhất là Luật Phá sản. Phương án này đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng của Luật BHXH, đồng thời ngân sách nhà nước không phải bố trí. Hơn nữa, phương án này chỉ cần Chính phủ ra quyết định, không cần phải qua Quốc hội.

          Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao đổi: ngoài phần tiền lấy từ nguồn như trên thì cần phải có nguồn từ ngân sách địa phương, bởi địa phương cũng phải có trách nhiệm vì đã không quản lý, giám sát tốt... Một ý kiến khác từ hội thảo thì cho rằng, về giải pháp lâu dài, nguồn tiền này nên lấy từ ngân sách nhà nước. Nếu vướng về luật thì cần đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ…

          Như vậy, một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo của Nghị định này là: Đối với các trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì nguồn kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng LĐ phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại khoản 3, điều 122 của Luật BHXH.

          Trong đó, Khoản 3, điều 122 của Luật BHXH quy định: Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Viết Đoàn

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”