CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)!

Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động

14:41 20-09-16

     Nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam  đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

     Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn và viết lên những trang sử oanh liệt. Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, trí sáng tạo, tinh thần đoàn kết và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong sự đóng góp chung của phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng của lực lượng nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVCLĐ). Nữ CBCCVCLĐ thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam là lực lượng lao động nữ công tác trong các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương  đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan đơn vị, trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Phát huy truyền thống của người Phụ nữ Việt Nam, trên mọi lĩnh vực và cương vị công tác, nữ cán bộ, công chức, viên chức luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và đức tính tận tụy hy sinh, đức tính kiên trì, bền bỉ khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vị được giao. Đây là đội ngũ cán bộ, đoàn viên có phẩm chất chính trị, có học vấn và trình độ chuyên môn cao đang làm việc trong các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể trung ương; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, góp phần xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật trong đời sống xã hội và cũng là những người triển khai mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.

     Với số lượng Nữ CBCCVCLĐ là 34.400 chiếm tỷ lệ 43%  trên tổng số 8 vạn đoàn viên công đoàn trực thuộc công đoàn Viên chức Việt Nam; so với lực lượng lao động nữ chung trong cả nước, nữ CBCCVCLĐ thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam có trình độ khá cao. Hiện có gần 500 chị có trình độ tiến sĩ, 2.500 chị thạc sĩ, 28.000 chị tốt nghiệp đại học và cao đẳng, 5.300 chị có trình độ cao cấp chính trị, 30 chị giữ chức vụ thứ trưởng và tương đương, 630 chị giữ chức vụ trưởng, vụ phó, 3.400 chị giữ chức trưởng, phó phòng… Đặc biệt có những chị đang giữ những cương vị trọng trách của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được vai trò của mình, các chị luôn chủ động học hỏi nâng cao trình độ và chất lượng, hiệu quả công việc, thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, tích cực hưởng ứng cuộc vận động người cán bộ công chức viên chức “ Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Cho dù ở cương vị công tác nào các chị cũng đã và đang phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, thanh lịch, “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phấn đấu cống hiến trí tuệ tài năng cho xã hội và chăm lo vun đắp hạnh phúc gia đình.

     Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nữ CBCCVCLĐ còn biểu hiện tự ti, an phận, ngại học tập, phấn đấu vươn lên. Mặt khác, những tiêu cực bởi mặt trái cơ chế thị trường vẫn tác động đến đời sống, việc làm, thu nhập, đời sống gia đình của nhiều nữ CBCCVCLĐ. Những áp lực của cuộc sống đời thường, lo việc học tập, giáo dục, tìm kiếm việc làm cho con cái… cũng tác động nhiều đến việc phấn đấu của chị em. Tư tưởng định kiến giới vẫn còn, phụ nữ chủ yếu gắn với công việc gia đình. Có một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện tới việc quy hoạch, đào tào và bổ nhiệm cán bộ nữ; chưa có chính sách hỗ trợ nữ CBCCVCLĐ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới.

     Từ thực trạng đội ngũ nữ  cán bộ, đoàn viên công đoàn trong các đơn vị trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBCCVCLĐ.

     Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBCCVCLĐ:

1- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và năng lực, kỹ năng công tác cho nữ CBCCVC, đoàn viên công đoàn; động viên khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nữ cán bộ, công chức trong việc cùng tập thể cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn của cơ quan.

2- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức nữ trong quy hoạch tổng thể cán bộ, công chức của từng cấp, từng ngành.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, công chức, gắn với việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức trong quy hoạch tổng thể cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị theo hướng chú trọng tỷ lệ, cơ cấu nữ cán bộ, công chức phù hợp, tạo điều kiện và cơ hội để nữ cán bộ, công chức phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ tương xứng tham gia bộ máy lãnh đạo, quản lý ở các cấp trong ngành.

Cần nhấn mạnh rằng Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Nhà nước, các đoàn thể, của toàn xã hội và từng gia đình.

3- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển đội ngũ nữ CBCCVCLĐ.

Dù bất kỳ ở c­ương vị nào, phụ nữ nói chung và nữ CBCCVCLĐ nói riêng cũng phải dành thời gian chăm sóc gia đình. Do bị chi phối công việc gia đình mà chị em chịu nhiều thiệt thòi so với đồng nghiệp nam trong việc học tập, nâng cao trình độ, nắm bắt thông tin và tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, chính sách phải tập trung giảm nhẹ công việc gia đình, chia xẻ công việc cho các thành viên gia đình để chị em có điều kiện, yên tâm công tác.

Trư­ớc mắt cần đổi mới chính sách ­ưu đãi, hỗ trợ đối với nữ CBCCVCLĐ trong việc tạo điều kiện cho chị em đi học, đào tạo, bồi d­ỡng, nâng cao trình độ, quan tâm tới cán bộ nữ có con nhỏ, gia đình khó khăn, cần tiếp tục chính sách ­ưu đãi, nâng l­ương, nhà ở, xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích nữ tài năng trẻ. Tạo môi trư­ờng thuận lợi để chị em rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt, phát huy năng lực, trí tuệ công tác, học tập để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ đ­ược giao, hoàn thành nhiệm vụ.

4- Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong nữ CBCCVC LĐ.

Đây là một giải pháp quan trọng trong việc tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Các cấp công đoàn viên chức cần tham m­ưu cho cấp uỷ chăm lo công tác phát triển Đảng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, th­ường xuyên trong hoạt động của mình. Cần đổi mới nhận thức của cấp uỷ, chi bộ, đảng viên trong cách nhìn nhận, đánh giá, xem xét, kết nạp nữ CBCCVCLĐ vào Đảng. Tránh định kiến, hẹp hòi song tránh nể nang, hình thức. Cần tạo môi tr­ường cho nữ CBCCVCLĐ rèn luyện phấn đấu, giao nhiệm vụ cho chị em để thử thách. Cử chị em tham gia các  lớp bồi dưỡng, tìm hiểu về Đảng. Quan tâm đến những đối t­ượng đã đư­ợc rèn luyện qua thực tiễn công tác.

5- Nữ CBCCVCLĐ cần chủ động học tập phấn đấu để nâng cao trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình; khắc phục tự ti, an phận cùng giúp nhau vươn lên, khắc phục khó khăn tham gia các khóa tào tạo, tập huấn, các phong trào do chính quyền và Công đoàn tổ chức.

Trần Thị Hoan

Nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ- Trưởng Ban Nữ công

Công đoàn Viên chức Việt Nam

 

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”