CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

12:19 13-12-21

.

CHUYÊN ĐỀ 1

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

PHỒN VINH, HẠNH PHÚC

         (Phục vụ Hội nghị quán triệt, triển khai Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Đề cương tài liệu lưu hành, sử dụng nội bộ)

-----

 

Căn cứ Hướng dẫn số 37/HD-TLĐ ngày 28/10/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về học tập Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam quán triệt và triển khai học tập Chuyên đề này. Qua đó nhằm tạo sự thống nhất trong tổ chức, học tập, tuyên truyền nội dung Chuyên đề sinh hoạt toàn khóa, làm cho CBCCVCLĐ, đoàn viên công đoàn nhận thức sâu sắc nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đồng thời hiểu và nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập, làm theo và nêu gương về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Nghị quyết Đại hội XII của Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội V của Công đoàn Viên chức Việt Nam trong tình hình mới.

NỘI DUNG

Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người chính “là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”[1]. Trọn cả cuộc đời, Người đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Di sản tư tưởng của Người để lại có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.

Có thể nói rằng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, càng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và vào sự nghiệp đổi mới đất nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinh thần yêu nước, ý chí và khát vọng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội đã xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển.

Đặc biệt, trong chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[2]. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”[3].

Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2021 và toàn khóa) sẽ cung cấp những nội dung cơ bản và một số giải pháp chủ yếu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2021 và những năm tiếp theo, nhằm phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nội dung chuyên đề gồm có hai phần:

Phần thứ nhất: gồm hai bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và “Ra sức học tập, nỗ lực phấn đấu và rèn luyện, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chỉ đạo việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phần thứ hai: nêu những nội dung cơ bản, cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; các giải pháp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương của Người trong giai đoạn hiện nay, cụ thể đó là:

1. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

1.1. Sự hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã sớm xác định: độc lập, phồn vinh cho quốc gia, dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân chính là xuất phát điểm và cũng là mục tiêu của cuộc hành trình tìm đường cứu nước, đó cũng là nguồn gốc tư tưởng của Người về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Có thể nói rằng, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng về quyền sống chân chính, hạnh phúc của nhân dân đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng mácxít ở Việt Nam, tạo ra những điều kiện cốt lõi đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.

1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường

Một là, độc lập, tự chủ, không trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào bên ngoài.

Hai là, phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân.

Ba là, có sự tổ chức chặt chẽ, có phương pháp cách mạng đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bốn là, kết hợp nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại.

1.3. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Một là, nhận thức sâu sắc và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, con đường tất yếu đi tới phồn vinh, hạnh phúc, vì: “Thực tiễn cách mạng cho thấy, cội nguồn mọi thắng lợi của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh là do Đảng ta nhận thức đúng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nhu cầu sống còn, là lựa chọn duy nhất của cách mạng Việt Nam trong tiến trình hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”[4].

Hai là, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc; giữ vững quốc phòng và an ninh.

Ba là, phát triển văn hóa - giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bốn là, tất cả lợi ích vì mục tiêu đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

Năm là, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế, giá trị chung của nhân loại.

2. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay

2.1. Tinh thần chỉ đạo, dẫn dắt của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc chính là để hiểu sâu sắc hơn cuộc đời phấn đấu hy sinh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng ta càng tin yêu hơn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, càng tin tưởng, vững bước theo con đường, lý tưởng mà Đảng và Bác đã lựa chọn.

Trên cơ sở đó, chúng ta cần quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng chỉ đạo của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nhận thức, quyết tâm và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, cũng như tâm nguyện suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục tiêu đất nước “phồn vinh, hạnh phúc”, “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.

Có thể nói rằng, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị chỉ đạo thực tiễn và nghiên cứu lý luận sâu sắc đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành cơ sở, nền tảng tư tưởng đặt biệt quan trọng để Đảng đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Tư tưởng của Người đã và đang tiếp tục là điểm tựa quan trọng để Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối chiến lược phát triển đất nước trong bối cảnh mới hiện nay, tiếp tục dẫn dắt dân tộc tiến bước trên con đường phát triển.

2.2. Bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước và yêu cầu đặt ra phải phát huy ý chí tự lực, tự cường, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

2.3. Một số giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường; thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Một là, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hai là, quan tâm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thấy rõ trách nhiệm, sứ mệnh của mình.

Ba là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác về ý chí tự lực, tự cường và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng hành động thực tiễn cụ thể, thiết thực, gắn với các phong trào thi đua yêu nước.

Bốn là, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Năm là, coi trọng xây dựng môi trường dân chủ, nhân văn và sáng tạo, tạo điều kiện cần thiết cho mỗi người phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm đảm bảo và giữ vững quyết tâm, thành quả của quá trình phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

KẾT LUẬN

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Chúng ta quán triệt và thực hiện tốt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, tinh thần cống hiến, lao động sáng tạo, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta “trở thành nước phát triển, thu nhập cao”[5] theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

 


[1] Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), ngày 18 tháng 5 năm 2020.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thât, Hà Nội, 2021, Tập I, tr. 109.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thât, Hà Nội, 2021, Tập I, tr. 34.

[4] Ban Tuyên giáo Trung ương: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2021 và toàn khóa), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 144.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thât, Hà Nội, 2021, Tập I, tr. 112.

 

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”