CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!

Tổng LĐLĐVN: Hội thảo Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc

16:19 14-06-19

Ngày 11/6/2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) tổ chức Hội thảo Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc nhằm phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng suất lao động, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,… của đoàn viên công đoàn và người lao động.

Dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng ban phụ trách ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua Khen thưởng Tổng LĐLĐVN; cùng các cán bộ Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và một số công đoàn cơ sở,…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, cần quy định hướng dẫn cụ thể việc xây dựng tổ chức Hội nghị NLĐ, tổ chức đối thoại để triển khai có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến của NLĐ phải tiến hành từng tổ CĐ với các mảng khác nhau, ví dụ như mảng bữa ăn ca riêng, phúc lợi riêng, chế độ nghỉ ngơi riêng,... Có như vậy, NLĐ mới được hưởng những lợi ích cao nhất từ hiệu quả của công tác tổ chức hội nghị NLĐ cũng như đối thoại...

Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, (dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 sửa đổi, bổ sung, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP) và các Công ước Quốc tế VN đang chuẩn bị ký kết…), ngày 7.11.2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2018/NĐ - CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 Bộ Luật Lao động về thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc (gọi tắt Nghị định 149) thay thế Nghị định số 60/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 60).

Theo Phó Trưởng ban phụ trách ban CSKTXH&TĐKT Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Toản, việc ban hành Nghị định 149 thay thế Nghị định 60 đã tạo “sân chơi” bình đẳng và là cơ hội để NLĐ tự tổ chức, nâng cao kỹ năng thương lượng, thoả thuận các nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Tuy nhiên, Nghị định 149 không còn quy định chi tiết, cụ thể về các quyền của NLĐ (quyền được biết, được làm, được bàn, được kiểm tra, giám sát) như Nghị định 60 mà chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc chung, nội dung cơ bản. Tương tự, các nội dung về đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức Hội nghị NLĐ cũng được quy định rất ngắn gọn, lược bỏ toàn bộ các quy định về quy trình, các bước, cách thức, nội dung đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị NLĐ tại doanh nghiệp (DN),…

Theo đó, hội thảo diễn ra có 7 nội dung tập trung ý kiến đóng góp như: Quyền được biết của NLĐ; quyền được tham gia, được quyết định và được kiểm tra, giám sát của NLĐ; quy định về tổ chức đối thoại và hội nghị NLĐ,…

Tham gia đóng góp ý kiến quy định về tham gia tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch CĐ các KCN - KCX Hà Nội đề nghị, thông qua nghị định 149, phải thực hiện, xây dựng được quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Quy chế phải thể hiện rõ ràng hội nghị tổ chức ra sao và không nên áp dụng với các đơn vị hành chính sự nghiệp, công lập. Đối với CĐ các KCN - KCX Hà Nội, ngoài việc chỉ đạo các CĐCS còn phải thực hiện nhiệm vụ như CĐCS, nghĩa là bản thân người cán bộ phải trực tiếp đối thoại với những DN chưa có tổ chức CĐ để từ đó tổ chức hội nghị NLĐ, đối thoại và ký kết các thoả ước lao động tập thể.

Về việc đối thoại định kỳ, đồng chí Nguyễn Đình Thắng cho hay, người tham gia đối thoại phải có năng lực, trình độ nhất định vì một người mới vào DN làm việc thì không thể nắm hết các quy định của Cty để đối thoại hay tháo gỡ những vướng mắc, bổ sung, sửa đổi những nội dung chưa phù hợp với CĐCS với người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Cũng đóng góp ý kiến về việc đối thoại định kỳ, đại diện cho CĐ Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) VN thống nhất quan điểm đối thoại 3 tháng một lần. Tuy nhiên, việc đối thoại giữa CĐCS với NSDLĐ vẫn còn rất hình thức. Những lần tổ chức đối thoại chỉ là thủ tục và không có hiệu quả. Cho nên để đối thoại có hiệu quả, CĐCS cần tham khảo nội dung, các bước tổ chức đối thoại thực hiện theo hướng dẫn. Cụ thể, trong vòng 30 ngày kể từ cuộc đối thoại liền kề kết thúc, CĐCS và NSDLĐ nên chủ động gửi nội dung đối thoại cho nhau để chuẩn bị cho kỳ đối thoại kế tiếp. Các bên nhận được yêu cầu đối thoại phải xử lý và thống nhất về địa điểm thời gian, nội dung,... nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu đối thoại, đồng thời phân công các thành viên tham gia đối thoại chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan đến cuộc đối thoại...

Theo BLĐ

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”