CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2024)

Xử lý kỷ luật sa thải do nghỉ việc không có lý do

14:33 27-06-16

      Hình thức và trình tự xử lý kỷ luật?

     Thưa chuyên mục tư vấn pháp luật Công đoàn Viên chức Việt Nam!

     Tôi là Chủ tịch Công đoàn Công ty in X. Hiện nay tôi được mời tham gia hội đồng kỷ luật của nhà máy để xét kỷ luật sa thải nhân viên phụ trách kinh doanh của công ty lý do nhân viên này vi phạm kỷ luật nghỉ việc không có lý do chính đáng 7 ngày trong 1 tháng, đề nghị chuyên mục tư vấn giúp về hình thức và trình tự xử lý kỷ luật. Xin chân thành cảm ơn!
   
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi  tới chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi về trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Về hình thức kỷ luật sa thải được quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
 
Theo Khoản 3, người lao động xin nghỉ quá 5 ngày/1 tháng mà không có lý do chúng đáng thì Công ty có quyền sa thải người lao động. Về Trình tự xử lý kỷ luật sa thải được tiến hành như sau:

Căn cứ Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động, công ty bạn phải:

- Gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn, người lao động ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

- Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo (đại diện công đoàn, người lao động). 

Trường hợp công ty bạn đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì công ty bạn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản.

Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải đối với nhân viên kinh doanh.

 - Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động;

Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì chưa rõ ràng chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn. 

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”