CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!
CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM
VIETNAM PUBLIC SECTOR UNION
logo
Nhiệt liệt chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)!

Nghị Quyết số 02/NQ-CĐVC ngày 7/11/2014 về nâng cao chất lượng cuộc vận động TT-ST-TT-GM

13:37 27-07-16

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:   02/NQ-CĐVC

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2014

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM KHÓA IV

Về tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

          Trư­ớc yêu cầu xây dựng và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất n­ước, ngày 30 tháng 1 năm 1999, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam (khóa I), kỳ họp thứ 6 đã ra Nghị quyết số 07/NQ-CĐVC về việc phát động Cuộc vận động xây dựng ngư­ời cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, g­ương mẫu” trong các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cuộc vận động).

Qua hơn 15 năm thực hiện Cuộc vận động, đ­ược sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ư­ơng và địa phương; được sự hưởng ứng, nhiệt tình của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và đoàn viên công đoàn, Cuộc vận động đã và đang ngày càng phát triển, có sự lan tỏa sâu rộng trong CBCCVC, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam; góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần thi đua yêu n­ước, ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCCVC; xây dựng đội ngũ CBCCVC ngày càng phát triển và trư­ởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Từ Cuộc vận động do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính thức đưa vào nội dung Nghị quyết Đại hội IX, X, XI Công đoàn Việt Nam và trở thành một trong những nội dung hoạt động của các cấp công đoàn.

         Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Cuộc vận động vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: một bộ phận CBCCVC và một số cấp Công đoàn Viên chức chưa hiểu thật rõ mục tiêu của Cuộc vận động, chưa cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí của Cuộc vận động cho phù hợp với từng đối tượng CBCCVC, đặc thù công việc và yêu cầu hoạt động trong từng giai đoạn của cơ quan, đơn vị. Quá trình chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động có lúc, có nơi lúng túng, chưa tạo được sự hưởng ứng đồng bộ từ CBCCVC đến các cán bộ lãnh đạo, từ các tổ chức đoàn thể đến các cấp ủy Đảng, chính quyền trong cơ quan, đơn vị; một bộ phận CBCCVC chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc gắn kết giữa Cuộc vận động với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có nơi chưa được chặt chẽ; công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen th­ưởng CBCCVC có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động ch­ưa th­ường xuyên, liên tục và chưa kịp thời.

        Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: nhận thức về Cuộc vận động trong một số công đoàn chưa đầy đủ, chưa sáng tạo, chưa chủ động triển khai thực hiện tốt sự chỉ đạo của Công đoàn Viên chức Việt Nam; một bộ phận CBCCVC chưa nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền, chuyên môn chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho công đoàn triển khai thực hiện, còn coi Cuộc vận động là trách nhiệm riêng của tổ chức công đoàn. Không ít cán bộ, công chức, viên chức thiếu ý thức phấn đấu vươn lên, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới, một số ít thiếu tu dưỡng, rèn luyện; việc xác định trách nhiệm công việc của từng CBCCVC một số nơi chưa rõ ràng; cùng với những tác động tiêu cực mặt trái của nền kinh tế thị tr­ường, tình hình tệ nạn xã hội đã phần nào ảnh hưởng tới Cuộc vận động xây dựng người CBCCVC “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

Đổi mới cách tổ chức, thực hiện Cuộc vận động thiết thực, hiệu quả; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi; hăng hái phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, tích cực tham gia cải cách hành chính, đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực; góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh; xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

-  Hàng năm, 100% công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức tuyên truyền quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tổ chức công đoàn; tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả những nội dung, tiêu chí Cuộc vận động phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị và từng đối tượng CBCCVC;

- Hàng năm, 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức, lao động hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 60% trở lên CBCCVC, đoàn viên công đoàn tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học;

- Hàng năm, 100% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, trên 95% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động;

- 100% công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động, gắn với Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”;

- 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, 80% trở lên cán bộ công đoàn không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn;

- Hàng năm, 90% trở lên số công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, không có công đoàn cơ sở trung bình và yếu kém; bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên ưu tú để Đảng xem xét kết nạp.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những vấn đề thời sự lớn của đất nước; tiếp tục nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung Cuộc vận động tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam.

  3.2. Tiếp tục cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí của Cuộc vận động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; từng đối tượng CBCCVC. Hàng năm có kế hoạch hoạt động cụ thể, có chủ đề, trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, hình thức; tập trung vào những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC.

3.3. Gắn Cuộc vận động với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”.

  3.4. Tích cực tham gia cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đẩy mạnh thực hiện các Chư­ơng trình phối hợp công tác giữa Công đoàn Viên chức Việt Nam với các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; đặc biệt là chương trình phối hợp giữa Bộ Nội vụ và Công đoàn Viên chức Việt Nam về tuyên truyền, thực hiện Chương trình Tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.

3.5. Phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xây dựng đội ngũ CBCCVC đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn vững vàng, có thái độ tận tụy phục vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân. Đặc biệt là nâng cao vai trò gương mẫu, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Xác định rõ từng vị trí công tác; quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc.

  3.6. Động viên CBCCVC nâng cao chất lượng công tác tham mưu, nghiên cứu xây dựng, tổ chức thực hiện, tổng kết thực tiễn các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của CBCCVC, phục vụ tốt cho nhân dân.

3.7. Đảm bảo chấp hành tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, chính quyền cùng cấp cụ thể hóa các nội dung Cuộc vận động phù hợp với điều kiện, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương.

 3.8. Tham gia xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, xây dựng và nâng cao vai trò của văn hóa công sở tạo sự đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ nguồn lực, sức mạnh của đội ngũ CBCCVC.

3.9. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, tôn vinh, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Công đoàn Viên chức Việt Nam

- Cụ thể hóa nội dung của Cuộc vận động phù hợp với tình hình mới; hàng năm xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cấp Công đoàn Viên chức triển khai thực hiện.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại các công đoàn trực thuộc; phối hợp tốt với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Cuộc vận động tại CĐVC các tỉnh, thành phố; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Cuộc vận động.

- Giao Ban Chính sách Pháp luật chủ trì phối hợp với các Ban Công đoàn Viên chức Việt Nam tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo dõi, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc vận động và định kỳ báo cáo với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.

2. Đối với công đoàn viên chức các bộ, ban, ngành, đoàn thể TW, Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố

Căn cứ nội dung Nghị quyết, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Công đoàn Viên chức Việt Nam theo quy định.

Nghị quyết này được triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Nơi nhận: 
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (để b/c);       

- LĐLĐ tỉnh, TP (để phối hợp chỉ đạo);          

- Các đ/c UV BCH, BTV CĐVCVN (để chỉ đạo);

- Các CĐVC tỉnh, TP (để thực hiện);

- Các CĐ trực thuộc (để thực hiện);

- Các Ban của CĐVC (để thực hiện);

- Lưu: VT, Ban CSPL.

TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH



(Đã ký)



Nguyễn Thị Thu Hồng

CÁC ĐƠN VỊ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH “VÌ PHÚC LỢI ĐOÀN VIÊN”